Dấu ấn khó phai của “Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ 2017”

Tối 19/11/2017, chương trình nghệ thuật bế mạc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào Khmer Nam bộ lần thứ VII – Bạc Liêu 2017 đã diễn ra ấn tượng và đã chính thức khép lại những ngày hội với những dấu ấn khó phai còn đọng lại trong lòng những đại biểu, các diễn viên, nghệ sĩ, nghệ nhân các đoàn nghệ thuật Khmer và khán giả tham dự.

be-mac (2)

Toàn cảnh đêm bế mạc

Trong sự thành công chung của toàn chuỗi sự kiện, có sự đóng góp không nhỏ của của hai chương trình Khai mạc và Bế mạc với thành phần sáng tạo gồm: Tổng đạo diễn Nguyễn Tấn Kiệt; đạo diễn dàn dựng: thạc sĩ – đạo diễn Hoàng Duẩn, đạo diễn Nguyễn Anh Tuấn; NSƯT Lê Tấn Lộc, tác giả Thạc sĩ Trịnh Đăng Khoa, Quỳnh Xuân … 

be-mac (5)    Một tiết mục trong đêm bế mạc   

Chương trình khai mạc với chủ đề ”Bạc Liêu niềm vui hội tụ” giới thiệu chắt lọc những nét văn hóa tiêu biểu của đồng bào Khmer Nam Bộ. Sân khấu được thiết kế độc đáo được chú trọng đến từng chi tiết với các kiến trúc về ngôi chùa Khmer là nơi hội tụ những nét văn hóa đặc trưng nhất của đồng bào Khmer. Một trong những điểm nhấn của chương trình sẽ là màn Hòa tấu nhạc cụ độc đáo giữa dàn nhạc dân tộc ngũ âm Khmer và dàn nhạc Đờn ca Tài tử của dân tộc Kinh sẽ là một phần sáng tạo thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa các cộng đồng dân tộc ở Nam Bộ thông qua ngôn ngữ âm nhạc. Mặt khác, hòa điệu của những thăng âm truyền thống còn cho thấy sự giao thoa của các nền văn hóa, tạo nên nét đa dạng và đặc sắc của vùng đất phương Nam, phóng khoáng, nghĩa tình, nhân hậu. Chương trình khai mạc đã thực sự đã để lại trong lòng người xem về một bức tranh tổng thể đa sắc màu về văn hóa của đồng bào Khmer Nam bộ trong sự giao lưu, tiếp biến và bao học lẫn nhau với các dân tộc khác trên vùng đất Nam bộ. Chương trình bế mạc ngày hội với chủ đề “Phum Sroc ngày mới” lại là một điểm nhấn nói đến sự lan tỏa các nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Khmer như một sự thăng hoa trong đời sống cộng đồng các dân tộc trên vùng đất Nam bộ. Đêm bế mạc còn dành một không gian cho đặc biệt cho các đơn vị đoạt giải trình diễn các tiết mục nghệ thuật đặc sắc gồm: biểu diễn nghệ thuật truyền thống, trích đoạn lễ hội dân gian và trình diễn trang phục truyền thống của đồng bào Khmer gồm: Hòa tấu nhạc cụ dân tộc: “Phum sóc đón ngày hội mới” và ca múa “Bạc Liêu hôm nay” biểu diễn Đoàn nghệ thuật quần chúng tỉnh Khmer Bạc Liêu; Giới thiệu trích đoạn lễ hội dân gian, tái hiện “Tục cấm cung” Đoàn nghệ thuật quần chúng Khmer thành phố Cần Thơ; Phần Trình diễn trang phục truyền thống: Trang phục sinh hoạt lao động, trang phục lễ hội và trang phục lễ cưới của đồng bào dân tộc Khmer ở Sóc Trăng – Biểu diễn Đoàn nghệ thuật quần chúng Khmer tỉnh Sóc Trăng.

be-mac (4)

Nguyễn Tấn Thành sinh viên lớp Quản lý Văn hóa 11.3 trường Đại học Văn hóa TPHCM cho biết: “Là một sinh viên văn hóa được đi thực tế lần này em cảm thấy ngày hội vô cùng ấn tượng và rất giá trị. Em ấn tượng nhất là phần biểu diễn Giới thiệu trích đoạn lễ hội dân gian, tái hiện “Tục cấm cung” của đoàn nghệ thuật quần chúng Khmer thành phố Cần Thơ với sự tái hiện hết sức sinh động và chi tiết của các nghệ nhân, diễn viên. Nhờ vậy mà em biết thêm được một nét văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào Khmer mà nếu không trực tiếp đi xem thì không biết bao giờ em mới có cơ hội”.

be-mac (6)

Có thể nói, “Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VII – Bạc Liêu 2017” đã diễn ra hết sức sôi nổi với nhiều nội dung phong phú, hấp dẫn. Một số hoạt động Văn hóa, Thể thao và Du lịch diễn ra trên diện rộng, có chiều sâu và tác động tích cực đến đời sống văn hóa tinh thần tại các địa phương. Hoành tráng, ấn tượng, sâu sắc và chắc lọc là những gì mà người xem, các nhà chuyên môn dành lời khen cho cả hai đêm khai mạc và bế mạc mà Nguyễn Tấn Kiệt và ê kíp của mình đã góp công cho thành công của ngày hội. Đạo diễn Nguyễn Tấn Kiệt cho biết: ”làm đạo diễn các sự kiện về văn hóa đòi hỏi người đạo diễn không những chỉ giỏi về thủ pháp dàn dựng mà quan trọng hơn là phải nắm rõ văn hóa của từng vùng, miền, nét văn hóa đặc trưng của từng dân tộc thì chương trình mới thật sự mang ý nghĩa và có chiều sâu”. Chính vì thế mà Nguyễn Tấn Kiệt ngoài việc tự nâng cao vốn văn hóa của mình thì luôn luôn có một ê kíp cộng tác nắm rõ từng lĩnh vực và chuyên môn hóa cao, quan trọng hơn là anh luôn trân trọng ý kiến của các đồng nghiệp. Ê kíp đó chính là những người đã cộng tác cùng anh trong các sự kiện lớn như: Thạc sĩ – đạo diễn Hoàng Duẩn, đạo diễn Nguyễn Anh Tuấn, tác giả Thạc sĩ Trịnh Đăng Khoa, NSƯT Lê Tấn Lộc…  

be-mac (3)      Tổng đạo diễn Nguyễn Tấn Kiệt và Thạc sĩ – đạo diễn Hoàng Duẩn tại Nhà hát Cao Văn Lầu

Thành công của Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VII – Bạc Liêu 2017 tiếp tục góp phần quan trọng trong việc quảng bá giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Khmer Nam Bộ đến với du khách trong nước và quốc tế.

Một số hình ảnh trong đêm bế mạc

be-mac (1)

be-mac (13)

be-mac (12)

be-mac (11)

be-mac (10)

be-mac (9)

be-mac (8)

be-mac (7)

Phiêu Linh

Ảnh: Tấn Thành

Categories: Sao và đời sống

Tags:

Comments are closed