Phong cách thời trang Harajuku đã chính thức bị khai tử!

Và cái kết tận cùng của Harajuku có sự “góp phần” không nhỏ của thương hiệu bình dân Uniqlo.

 

“Harajuku đã chết!”

Đó là lời khẳng định của nhiếp ảnh gia Shoichi Aoki.

Nói đến thời trang, ở Tokyo như tồn tại một dòng chảy năng lượng“, ngài Aoki giải thích, “Harajuku chính là suối nguồn của dòng chảy này. Nhưng hãy thử hình dung xem, một dòng chảy mà đầu nguồn của nó đang bị thu hẹp bởi hàng loạt nhà máy xí nghiệp xây ở đầu bờ thì tất nhiên, dòng chảy sẽ ngày càng cạn kiệt.

Trong suốt 20 năm, Shoichi Aoki cùng tạp chí FRUiTS vốn nổi danh với những bức ảnh tài liệu về thời trang đường phố của đám “choai choai” sành điệu xung quanh Harajuku, một khu phố diện tích chỉ khoảng một dặm vuông nhưng có sức ảnh hưởng thời trang đến toàn nước Nhật và vươn xa cả thế giới.

Phong cách thời trang Harajuku đã chính thức bị khai tử! - Ảnh 2.

“Nơi duy nhất thời trang khởi nguồn từ đường phố, chính là Harajuku.”

Suốt thập niên 90, khu vực này là cái nôi của một phong cách mới mẻ, vốn tượng trưng cho khí chất phóng túng của một thế hệ trẻ đang vững bước trong giai đoạn chuyển tiếp của thời trang Nhật Bản. Ở phong cách này tồn tại thừa mứa tính chiết trung (đại loại là trung hòa những phương thức khác biệt), đôi khi lại màu mè sặc sỡ hoa hòe hoa sói và mang cả âm hưởng của những nhân vật hoạt hình. Có thể nói Harajuku đại diện cho tinh thần thời trang của xứ sở mặt trời mọc.

Nhưng hiện giờ thì, Harajuku đã biến chất. Phong cách điên cuồng thuở nào giờ đây đã bị thương mại hóa bởi các tập đoàn hay người nổi tiếng. Những tín đồ tìm kiếm sự chú ý trên đường phố cũng khoác lên mình một thứ Harajuku giảm thiểu về độ độc nhất nhưng gia tăng tính bảo thủ. Họ bắt đầu chuộng hơn những thứ thời trang đại chúng từ Uniqlo hay các thương hiệu toàn cầu khác.

Phong cách thời trang Harajuku đã chính thức bị khai tử! - Ảnh 3.

Những hình ảnh trên tạp chí FRUiTS

Từ đây nảy sinh ra vấn đề của riêng Shoichi Aoki và tạp chí FRUiTS: ngày càng hiếm hoi những cá tính thời trang đủ khí chất để phô trương trên các ấn bản hàng tháng. Thế là Aoki quyết định đóng cửa FRUiTS, đặt dấu chấm hết cho cả một kỷ nguyên. Theo ông thì tùy theo cách bạn định nghĩa, thời kỳ cực thịnh của Harajuku có thể đã kết thúc từ trước đây.

Kỷ nguyên của Harajuku

Aoki đến với nghiệp chụp ảnh street style từ giữa thập niên 80, khi ông còn ở London. Thuở đó, “đứa con tinh thần” của Aoki là một tạp chí mang cái tên gọn lỏn: Street. FRUiTS được ra đời hơn một thập niên sau đó, chính xác là 1997. Thời gian ấy, Harajuku đã là một trung tâm thời trang ở Tokyo. Ông đã đồng hành cùng con phố này qua bao tháng năm, chứng kiến sự dịch chuyển trong phong cách: chẳng hạn như rock ‘n roll cổ điển hay sự “thống trị” của một số nhà mốt lừng lẫy như Yamamoto và Comme des Garçons…

Khu vực tụ hội những phong cách Harajuku đặc sệt, thường được gọi là “Ura-Harajuku” (hay Ura-Hara sau 1990). Từ nơi này, các thương hiệu tiên phong trong lĩnh vực streetwear của Nhật Bản là Undercover và A Bathing Ape đã tạo nên thứ phong cách phổ biến toàn cầu, mà người địa phương gọi là Ura-Harajuku-kei.

Ura-Harajuku chỉ là một trong ba khu vực cấu thành nên trung tâm thời trang này. Bên cạnh nó còn có con đường Takeshita tràn ngập thời trang bình dân cho thanh thiếu niên và trẻ em, hay Omotesandō với các thương hiệu cao cấp. Cho đến năm 1998, một đoạn dài trên Omotesandō, vốn được gọi là Hokosha Tengoku – “Thiên đường cho người đi bộ”, ra lệnh cấm xe ô tô vào ngày chủ nhật. Những đối tượng mang trên mình tinh túy của thời trang Harajuku thường được Shoichi Aoki tìm thấy tại đây, và cũng là nguồn cung hình ảnh cho ngày đầu của tạp chí FRUiTS.

Phong cách thời trang Harajuku đã chính thức bị khai tử! - Ảnh 4.

Đây chính là những cô gái Harajuku đầu tiên mang niềm cảm hứng sơ khai cho Shoichi Aoki.

Cũng trong năm 1997, khi các thương hiệu streetwear ngày càng phổ biến thì một phong cách khác đang ngấm ngầm lan rộng khắp khu vực Ura-Harajuku và Omotesandō. Giới học sinh sành điệu tại Tokyo bắt đầu yêu chuộng những bộ cánh đen kịt của Comme des Garçons và Yamamoto. Song hành là Vivienne Westwood và thời trang đường phố London cũng tạo nên ảnh hưởng không nhỏ đến giới trẻ nơi đây.

Những cô gái đó đã kiến tạo nên một thứ phong cách hoàn-toàn-là-của-họ“, Aoki mô tả với giọng đầy hứng khởi khi nhớ lại lần đầu chiêm ngưỡng một thứ phong cách được pha trộn giữa nét đặc trưng của Nhật Bản với hơi hướng Tây phương. Đây cũng là thứ phong cách chưa từng được khai sinh bởi bất kỳ thương hiệu nào. “Tôi chưa bao giờ thấy một màu tóc nào “vàng” như thế. Những cô gái mới mẻ này xuất hiện và mang đến một phong cách chưa từng tồn tại. Hơn nữa, phong cách này lại khởi sinh từ chính đường phố, khiến tôi cảm nhận thấy đây rõ ràng là một điều lần đầu tiên mới có trong lịch sử nước Nhật.

Phong cách thời trang Harajuku đã chính thức bị khai tử! - Ảnh 5.

Điển hình của phong cách Decora. Decora lấy việc trang trí rườm rà làm điểm nổi bật và là tiêu chuẩn chung để định hình phong cách (Decora nhại theo decorative trong tiếng Anh). Nếu bạn không ngần ngại cài 16 cái kẹp tóc lên đầu, mang ba lớp vớ nhiều màu cùng lúc và lúc nào cũng có trong tay kẹo cây lollipop thì Decora sẽ rất phù hợp với bạn. Mặc dù vậy, Decora có vẻ cũng chỉ hợp với những bạn trẻ tuổi teen mà thôi.

Nhanh chóng, phong cách mới lạ này lan rộng khắp các ngõ ngách tại Tokyo, với các quy tắc mà chỉ có chủ nhân thực sự của nó mới hiểu. Nào là “kawaii” – tức là “dễ thương”; hoặc Wamono là pha trộn yếu tố Tây phương vào trang phục truyền thống Nhật Bản; hay Loligoth, một hỗn hợp của Lolita và gothic; thậm chí là cyberpunk viễn tưởng… Hàng loạt các bạn trẻ ra phố với thứ thời trang bất chấp mọi định nghĩa.

Phong cách thời trang Harajuku đã chính thức bị khai tử! - Ảnh 6.

Cyberpunk tựa như những anh chàng/cô nàng IT bí hiểm…

Phong cách thời trang Harajuku đã chính thức bị khai tử! - Ảnh 7.

… còn Wamono là sự kết hợp thời trang Tây phương vào trang phục truyền thống Nhật Bản.

Chính sự hỗn tạp về phong cách được liên kết theo vô vàn khái niệm khác biệt từ địa lý, đã tạo nên một sự quá tải, cũng như kiến tạo nên thứ thời trang DIY (do-it-yourself) mới lạ.

W. David Marx, chủ nhân của cuốn sách Ametora (thời trang nam giới Nhật Bản theo phong cách Mỹ), kể rằng ngay khi lần đầu ghé thăm Tokyo vào năm 1998, những dạng thiếu niên mà Aoki để mắt đến tràn ngập khắp khu Harajuku. Phong cách của những thiếu niên này ngày càng được chú ý đến trên toàn Nhật Bản nhờ công lăng xê của hàng loạt tạp chí như CUTiE, Zipper, và Kera. Dù có đôi chút tranh cãi, nhưng công tiên phong vẫn thuộc về FRUiTS của Shoichi Aoki.

Và thời kỳ suy thoái cũng đến…

Cùng thời điểm với lúc nữ ca sỹ Mỹ – Gwen Stefani ra mắt bài hát “Harajuku Girls” vào năm 2004 thì tại Tokyo, nhóm kiến tạo nên phong cách văn hóa này dường như đã biến mất, hay chí ít là những người đã khai sinh ra nó.

Nguyên do dẫn đến sự suy thoái của Harajuku không thật sự rõ ràng. Chỉ biết mọi sự khởi nguồn từ khi Hokosha Tengoku – “Thiên đường cho người đi bộ” đóng cửa. Aoki mô tả sự kiện này “như một cú đấm vào ngực“. Sức hấp dẫn chủ đạo của toàn khu vực như tan biến, trong khi hàng loạt thương hiệu thời trang quốc tế đổ bộ vào. “Suối nguồn đã bị chiếm đoạt bởi những doanh nghiệp nhẫn tâm“, Aoki nói.

Phong cách thời trang Harajuku đã chính thức bị khai tử! - Ảnh 8.

Thời nay, ngày càng hiếm những cô cậu ăn diện Harajuku thuần chất

Một khả năng khác là khi xu hướng trở nên cực thịnh, những người tiên phong cảm thấy muốn rời bỏ nó vì sự phổ biến quá mức, dẫn đến sự thoái trào.

Dù nguyên do chính xác là gì thì Daphne Mohajer, một NTK cộng tác cùng Aoki cũng cho rằng phong cách Harajuku có dấu hiệu tuyệt chủng ngay từ năm 2010. “Quá khó khăn để tìm ra những nhân tố mới, những người có thể chơi với đủ loại phong cách hay chất liệu mà vẫn giữ được tính duy mỹ và sự độc đáo. May ra trong trăm người chỉ có một, thậm chí là ít hơn…

Tuy nhiên, Harajuku vẫn phát triển theo một cách nào đó, đồng thời trải qua một số giai đoạn phục hưng với công sức từ các ngôi sao, mà điển hình như nữ ca sỹ nhạc nhẹ Kyary Pamyu Pamyu. Mohajer mô tả về ngôi sao này như một “gương mặt thương hiệu không chính thức” từ Harajuku, đặc biệt là khu phố Takeshita và Ura-Harajuku.

Phong cách thời trang Harajuku đã chính thức bị khai tử! - Ảnh 9.

Ngôi sao Kyary Pamyu Pamyu là một trong những nhân tố góp phần phục dựng Harajuku.

Hiện tại & Tương lai của Harajuku

Ngày nay nếu dạo bước đến khu Harajuku, thi thoảng bạn cũng bắt gặp những cô nàng mang cả 7 sắc cầu vồng lên người. Nhưng kỳ thực phong cách này chỉ là ảnh hưởng từ các ngôi sao Youtube hay người nổi tiếng. Phần đông mọi người có xu hướng ăn mặc hòa nhã hơn.

Một số ý kiến cho rằng chính Uniqlo là nguyên do dẫn đến sự thay đổi này. Màu sắc nhã nhặn, thiết kế đơn giản của Uniqlo không chỉ tạo nên sự tăng trưởng vượt bậc về doanh thu mà còn tác động mãnh liệt đến tủ đồ của người Nhật.

Năm 1998, tăng trưởng của Uniqlo bắt đầu từ thực trạng thu nhập của người tiêu dùng bị giảm“, Marx cho biết. Vốn thường người Nhật phải mua hàng nội địa với giá đắt hơn hẳn so với cùng sản phẩm tại các quốc gia khác. Nhưng khi tiền lương giảm, chi tiêu cho mua sắm hàng may mặc cũng giảm 19% (dpf) từ năm 2000 đến 2009. “Khi đó, Uniqlo dường như đã đến nói, đại loại như “Này, bạn vẫn có thể có quần áo đẹp với mức giá tương tự như mọi người khác phải trả. Bạn có chúng tôi.

Phong cách thời trang Harajuku đã chính thức bị khai tử! - Ảnh 10.

“Thời trang nhanh” như Uniqlo lên ngôi chính là cái lẽ khiến Harajuku thoái trào.

Không chỉ Uniqlo, ngay cả H&M và Forever21 cũng tạo nên làn sóng khuynh đảo tại Harajuku.

Dường như Tokyo nói chung và khu Harajuku nói riêng, đã bị “mất chất”. Sự sáng tạo trong thời trang vẫn là một phần thiết yếu của văn hóa Nhật Bản. Thế nhưng chẳng còn mấy ai ăn diện một cách thật nghệ, đẩy giới hạn ra xa vô cùng tận như thời kỳ 20 năm trước. “Người ta ít mặc theo kiểu cổ điển, và ngày càng khoái “thời trang nhanh” (fast-fashion) kiểu đại chúng hơn. Họ nhìn cũng ổn, nhưng trông ai cũng như ai.

Aoki cũng nhận thấy sự thay đổi trong danh sách ưu tiên của người trẻ. Thời trang, đối với họ, còn kém ưu tiên hơn là smart-phone. Có điều, Aoki vẫn lạc quan khi chia sẻ rằng ông vẫn nhìn thấy một số tia sáng le lói còn sót lại từ nhiều thập kỷ đã qua.

Với sức mạnh hiện tại của Harajuku cũng như tài năng vượt trội của giới trẻ ngày nay. Tôi tin rằng, điều tốt rồi sẽ đến.

Categories: Sao fashion

Comments are closed